4 bước thi công sơn bả với tường nhà mới
Rất nhiều các gia đình khi thi công đến hạng mục sơn bả không nắm bắt được đúng các quy trình thi công ảnh hưởng tới chất lượng thi công, độ bền của sơn. Do đó khi thi công sơn bả việc tuân thủ các bước đúng quy trình là điều rất quan trọng. Cùng KATU2 tìm hiểu 4 bước thi công sơn bả với tường nhà mới qua bài viết này các bạn nhé!
Sơn lót bề mặt
- Sơn lót tạo độ dính chặt, tăng cường độ kết dính cho lớp sơn phủ.
- Sơn lót có khả năng chống kiềm (có trong vôi, xi măng…)
- Sơn lót tăng cường khả năng chống thấm cho bề mặt tường.
Giúp cho việc thi công sơn bả được hoàn chỉnh hơn, lớp ngoài đều hơn và có chất tạo độ sáng bóng vì thế làm cho màng sơn đẹp hơn.
Mặc dù việc không sử dụng lớp sơn lót thường ít gây tác tại ngay trong quá trình thi công sơn nhưng về lâu dài sẽ làm giảm tuổi thọ cũng như thẩm mỹ của lớp sơn phủ: Lớp phủ màu không đều, tốn nhiều sơn phủ hơn, dễ bị sự cố kiềm hoá loang lổ…
Sơn bả bề mặt tường
Nếu như bạn không sử dụng sơn lót, bạn sẽ phải dùng nhiều sơn phủ hơn vì sơn phủ sẽ bị hút vào lớp bột trét nhiều hơn, bằng chứng là màu sơn sau khi hoàn thiện có thể đậm màu hơn so với bức tường có dùng sơn lót. Trong khi đó giá thành sản phẩm sơn lót lại rẻ hơn sơn phủ nên hệ thống có sử dụng sơn lót bao giờ cũng kinh tế hơn.
Không nên dùng sơn phủ trắng bình thường để thay cho sơn lót vì lớp sơn này không có các tính năng của sơn lót như khả năng chống thấm, chống kiềm, tạo độ bám dính cao và tạo sự nhẵn mịn cho bề mặt; nên có thể sẽ dẫn tới tình huống màu sơn bị loang lỗ, bị bong tróc hay bề mặt sơn không phẳng đẹp..
Để cho công trình được hoàn hảo hơn, bên cạnh việc sử dụng sơn phủ cao cấp, lớp sơn lót thật cần thiết trong những trường hợp sau:
Khi sơn lại bề mặt đã bị bong tróc, loang ố hay xuống cấp để lộ ra lớp nguyên liệu bề mặt như lúc chưa sơn. Giống như những loại sơn phủ bề mặt khác, sơn lót thể hiện tốt nhất khi bề mặt được chuẩn bị kỹ lưỡng.
Cho dù đó là vật thể nào bề mặt cần sơn lót nên được chùi rửa sạch sẽ, không có bụi bẩn hay những lớp sơn bị giộp tách ra và không còn những chất làm gây ô nhiễm.
Kỹ thuật khi thi công sơn
BƯỚC 1: VỆ SINH VÀ CHUẨN BỊ BỀ MẶT
1. Với bề mặt tường mới:
- Với bề mặt tường mới xây, phải dành đủ thời gian khô hoàn toàn và đủ thời gian bảo dưỡng.
- Dùng đá mài, mài tường để loại bỏ các tạp chất làm ảnh hưởng đến độ bám dính của các lớp bột matit hay sơn phủ.
- Sau đó dùng giấy nhám thô ráp lại bề mặt và sau đó vệ sinh bụi bẩn
- Trước khi tiến hành công đoạn trét bột, nếu tường quá khô, nên làm ẩm tường bằng cách dùng Rulo lăn qua tường với nước sạch.
2. Với bề mặt tường cũ:
- Với bề mặt tường cũ, cần làm sạch các loại nấm mốc, lớp sơn cũ bị bong tróc, bụi và các tạp chất cũ hay bột cũ.
- Bên cạnh đó, cạo bỏ toàn bộ lớp sơn các lớp này đã mất độ bám dính.
- Sau đó rửa sạch tường bằng nước sạch và để khô trước khi bước vào thực hiện thi công sơn.
BƯỚC 2: TRÉT MATÍT
1. Trét lớp 1:
- Dùng một trong các loại bột trét (đã được trộn và đóng bao, thùng ở dạng bột). Trộn bột với nước theo tỉ lệ thích hợp. Khuấy trộn thật đều cho đến khi các thành phần bột liên kết lại với nhau thành bột dẻo.
- Trét lớp 1 lên tường bằng dụng cụ thích hợp, sau đó để khô 1-2 giờ và dùng giấy nhám làm phẳng bề mặt. (lưu ý thi công sơn trét bột sau khi trộn với nước trong vòng 1-2h)
2. Trét lớp 2: (Cần làm sạch các hạt bụi bột để lớp bột sau bám tốt hơn)
+ Trộn đều bột với nước như ở lớp 1. Sau 24 giờ dùng loại giấy nhám mịn, giáp phẳng bề mặt. (lưu ý: không dùng giấy nhám thô ráp làm xước bề mặt mịn màng của matít).
+ Có thể dùng đèn chiếu sáng để kiểm tra độ phẳng của tường đã trét bột.
+ Bột sửa tối đa 2 lần vào những chỗ lồi lõm sau đó tiến hành vệ sinh bề mặt tường đã trét bột.
+ Để khô bề mặt tường đã trét bột sau 24 giờ và tiến hành sơn.
BƯỚC 3: SƠN LÓT
- Dùng Rulo hay máy phun thông thường sơn một lớp sơn lót chống thấm và chống kiềm.
- Sơn một lớp sơn ướt với độ dày vừa phải.
- Có thể pha thêm tối đa 5% dung môi thích hợp theo thể tích trong quá trình thi công.
- Sơn cách lớp sau 1 đến 2 giờ (tuỳ vào nhiệt độ)
- Rửa sạch dụng cụ thi công bằng dung môi thích hợp.
BƯỚC 4: SƠN PHỦ HOÀN THIỆN
Dùng Rulo hay máy phun thông thường sơn tối thiểu 2 lớp sơn màu, sau đó sơn phủ bảo vệ màu lựa chọn:
- Có thể pha thêm tối đa 5% (nước sạch) theo thể tích trong quá trình thi công.
- Các lớp sau cách nhau từ 2-3 giờ.
- Rửa sạch dụng cụ thi công bằng nước sạch.
* Những chú ý khi thi công sơn.
- Đặt thùng sơn ở vị trí an toàn, cẩn thận khi vận chuyển. Trong trường hợp bị đổ sơn, thu gom lại bằng đất và cát.đậy chặt nắp.
- Mang khẩu trang thích hợp trong lúc chà nhám hay lăn sơn.
- Đảm bảo thông thoáng tốt khi thi công sơn.
- Tránh hít bụi sơn. Trong trường hợp thi công không đủ thông thoáng, phải mang thiết bị trợ khí.
- Khi thi công sơn nên mang kính bảo hộ (bảo vệ mắt). Khi mắt bị dính sơn nên rửa với thật nhiều nước sạch và đi đến bác sĩ kiểm tra.
- Dùng xà phòng và nước sạch để rửa sạch các vết sơn bám trên da.
- Không được đổ sơn vào cống rãnh hay nguồn nước. Xử lý sơn thải theo đúng các quy định về bảo vệ môi trường.
________________
Nếu bạn đang cần tìm 1 loại sơn nước cao cấp, giá thành hợp lý nhất thì SƠN KATU2 chắc chắn sẽ là sự lựa chọn lý tưởng nhất. Liên hệ ngay vói SƠN KATU2 chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng và tốt nhất nhé!
KATU2 – Chuyên cung cấp các dòng sơn nước nội & ngoại thất cao cấp, chất lượng vượt trội uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN CDI
-
- Hotline: 0931.807.555
- Lĩnh vực: Sản xuất sơn, véc ni và các chất sơn, quét tương tự; sản xuất mực in và matit mang thương hiệu Sơn KATU2 & LOZI.
- Địa chỉ: Nhân Hiền, Hiền Giang, H.Thường Tín, Hà Nội
- Nhà máy sản xuất: Cụm CN Thanh Oai, Bích Hòa, Thanh Oai, Hà Nội.